1. Động cơ RPM là gì?
RPM là viết tắt của “Revolutions Per Minute” (vòng/phút), nghĩa là số vòng quay của một động cơ trong một đơn vị thời gian là phút. RPM thường được sử dụng để đo tốc độ quay của động cơ, đặc biệt là các ứng dụng liên quan đến ô tô, máy móc công nghiệp, máy bay, động cơ điện…
Thông thường, một động cơ sẽ có một mức RPM cố định hoặc một khoảng RPM hoạt động để hoạt động hiệu quả. Việc giữ RPM ở mức đúng đắn quan trọng để đảm bảo sự ổn định và hiệu suất của động cơ. Đối với ô tô, RPM thường được theo dõi thông qua bảng đồ tốc độ (tachometer) trên bảng điều khiển để tài xế biết được tốc độ quay hiện tại của động cơ.
Thiết bị đo tốc độ động cơ không tiếp xúc
2. Các phương pháp đo tốc độ vòng quay của động cơ
Hiện nay, để đo tốc độ vòng quay của các động cơ RPM, người ta thường sẽ sử dụng 3 phương pháp sau đây:
2.1. Phương pháp đo tiếp xúc
Đây là phương pháp đo tốc độ vòng quay của động cơ RPM lâu đời nhất. Tốc độ vòng quay của vật cần đo sẽ được cảm biến chuyển đổi thành tín hiệu điện. Sau đó tín hiệu này sẽ được thiết bị phân tích và đưa lên màn hình hiển thị.
Thiết bị đo tốc độ động cơ tiếp xúc
Phương pháp đo tốc độ vòng quay dạng tiếp xúc vẫn được sử dụng thường xuyên hiện nay. Tuy nhiên, nó chủ yếu được ứng dụng cho những vật có vật tốc quay thấp (khoảng từ 20 rpm đến 20.000 rpm). Bởi nhiều nhược điểm như:
– Tốc độ quay của tải phụ thuộc rất nhiều vào lực tiếp xúc.
– Không thể sử dụng phương pháp đo tiếp xúc để đo cho những vật có kích thước nhỏ
– Nếu như tốc độ vòng quay quá lớn cảm biến sẽ bị trượt ra ngoài.
2.2. Phương pháp đo không tiếp xúc
Đối với phương pháp đo tốc độ vòng quay của động cơ RPM này, tốc độ vòng quay sẽ được đo bằng cách đo lường thời gian của chùm tia phản xạ tại vật cần đo. Thiết bị sẽ phát ra một chùm tia hồng ngoại, chùm tia ánh sáng này sẽ bị phản xạ lại tại vật cần đo bởi tấm phản quang được dán trên vật cần đo. Tuy nhiên, phải chú ý rằng khoảng cách lớn nhất giữa tấm phản quang và thiết bị đo không vượt quá 350 mm.
Phương pháp đo RPM bằng phản quang
Phương pháp đo RPM bằng phản quang cao cấp hơn so với cách đo tiếp xúc nhưng không phải lúc nào ta cũng có thể dán được tấm phản quang lên trên vật cần đo. Bên cạnh đó, dải đo cho phép của nó chỉ từ 20 rpm đến 100.000 rpm.
2.3. Phương pháp đo tốc độ vòng quay của động cơ RPM sử dụng tần số chớp
Cách hoạt động của phương pháp này là dựa vào nguyên lý của tần số chớp, các vật thể sẽ đứng yên trong mắt người quan sát khi tần số chớp tốc độ cao đồng bộ với sự di chuyển của vật. Nó có những đặc tính nổi bật hơn so với các phương pháp đo khác là:
– Phương pháp đo RPM sử dụng tần số chớp có thể đo được cho những vật rất nhỏ. Đồng thời nó có thể đo được ở những nơi ta không chạm đến được.
– Không cần thiết phải dán tấm phản quang lên vật cần đo. Ví dụ như ta không cần thiết phải dừng lại quy trình sản xuất.
– Dải đo: 30 rpm đến 20.000 rpm.
Phương pháp tần số chớp (đèn led)
– Ngoài ra, phương pháp đo này không chỉ đo được RPM mà nó còn có thể đo rung và theo dõi chuyển động. Ví dụ như: các màng rung, màng loa… Một số thiết bị nhắm mục tiêu laser còn có thể trả chỉ số đo lường nhanh chóng trong phạm vi 2,5 đến 99,999 vòng mỗi phút. Trong đó, khoảng cách đo từ 2 – 20 inch và độ chính xác dao động 0,05%.