1. Cường độ ánh sáng là gì?
Cường độ ánh sáng (được gọi tắt là cường độ sáng) là một thông số dùng để xác định nguồn năng lượng phát ra từ một nguồn sáng được đặt ở hướng cố định. Ký hiệu của cường độ ánh sáng là I và đơn vị tính của nó là Candela (cd).
Cường độ ánh sáng tiêu chuẩn là mức giá trị phù hợp với các yêu cầu về ánh sáng tại mỗi không gian nhất định. Tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng mà mỗi không gian sống khác nhau lại cần đến một mức độ ánh sáng tiêu chuẩn khác nhau.
2. Vì sao phải đo cường độ ánh sáng?
Là một đại lượng quang học cơ bản dùng để đo thông số của nguồn sáng nên cường độ ánh sáng là một trong những đối tượng đo của máy đo độ sáng. Mỗi ánh sáng phát ra xung quanh chúng ta đều có những cường độ riêng. Cường độ ánh sáng là gì này biểu hiện cho chúng ta biết ánh sáng đó phát ra mạnh hay yếu.
– Ánh sáng vừa phải sẽ làm cho chúng ta thấy thoải mái hơn, làm việc hiệu quả hơn. Ngược lại, không đủ ánh sáng sẽ ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe, đặc biệt là mắt, chất lượng và năng suất thấp, không hiệu quả.
Chất lượng của nguồn sáng rất quan trọng
– Bức xạ tia cực tím UV và các loại bức xạ khác tồn tại trong ánh sáng mặt trời có hại đối với sức khỏe con người, gây nên rất nhiều các bệnh lý về da, mắt như: ung thư da, thoái hóa hoàng điểm, hạt kết giác mạc… Sử dụng máy đo cường độ ánh sáng giúp định lượng được các loại tia bức xạ này để có giải pháp ngăn chặn phù hợp.
– Ngoài ra, thiết bị này có ý nghĩa quan trọng trong ngành công nghiệp nhằm giám sát ánh sáng màu xanh mang độ bức xạ trong hàn xì, trong nghệ thuật đồ họa, phù hợp với quang hóa, dùng trong phòng thí nghiệm và ứng dụng bảo dưỡng các loại mực, chất kết dính và chất phủ.
Do đó, việc đo được cường độ ánh sáng là gì để xác định nguồn sáng đó có phù hợp với nhu cầu sử dụng của con người hay không vô cùng quan trọng.
3. Công thức tính cường độ ánh sáng là gì?
Các đại lượng đo ánh sáng
Có một thông số liên quan bạn cần nắm trước khi tính cường độ ánh sáng đó là:
Độ rọi (lux) = Quang thông (lumen) / Diện tích (m2)
Trong đó:
– Độ rọi là lượng ánh sáng chiếu trên một bề mặt với diện tích cụ thể, ký hiệu là lux
– Quang thông là tổng hợp ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng theo mọi hướng, ký hiệu là lm
– Diện tích S được tính bằng công thức: S=22πRr (m2)
Lúc này, bạn sẽ tính cường độ ánh sáng dựa trên công thức sau:
Cường độ ánh sáng (I) = Quang thông (lumen) / Góc khối (steradian)
Trong đó, góc khối là góc dùng để mô tả độ tương đối giữa vật thể và một điểm cho trước trong không gian 3 chiều. Nó có ký hiệu là sr và đơn vị tính là steradian.
4. Sự khác nhau giữa cường độ ánh sáng và độ rọi?
Trong cùng một nguồn sáng có quang thông không đổi, cường độ ánh sáng sẽ phụ thuộc chủ yếu vào góc khối (sr). Còn độ rọi sẽ phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc.
Cụ thể, cường độ ánh sáng thường dùng để đo hiệu suất phát sáng của đèn. Còn độ rọi chính là đơn vị biểu thị năng lượng trung bình nhận được trên một đơn vị diện tích của vật thể/bề mặt đối tượng được phát sáng.
Sự khác nhau giữa độ rọi Lux và cường độ ánh sáng
Đây là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau, vậy nên bạn phân biệt rõ ràng để tránh nhầm lẫn khi mua hàng. Thông thường, cùng một thiết bị đèn Led, trong cùng điều kiện đo lường thì cường độ ánh sáng càng cao thì độ rọi cũng sẽ càng cao.
5. Cường độ ánh sáng bao nhiêu là chuẩn cho từng môi trường?
Tùy vào mục đích sử dụng và mức độ phát sáng để lựa chọn các loại đèn có cường độ sáng phù hợp.
5.1. Tại văn phòng làm việc
Đây là khu vực cần được lắp đặt hệ thống đèn Led với cường độ sáng cao. Phải đảm bảo được lượng ánh sáng phát ra có cường độ từ 300 – 500 lux tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Ví dụ như nghỉ ngơi, đọc sách, sử dụng máy tính…
Bên cạnh việc đảm bảo ánh sáng được ổn định giúp con người tỉnh táo, không mỏi mắt khi phải tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng xanh trong thời gian dài. Đồng thời, cũng giúp phòng tránh được phần nào các bệnh lý về mắt như viễn thị, cận thị…
5.2. Trong khu vực nhà xưởng
Thông thường, nhà khô sẽ lớn hơn hoặc bằng 100 lux, khu vực máy móc và sản xuất sẽ là từ 200 – 300 lux. Những khu vực cần sự tỉ mỉ, rõ ràng hơn như trong khâu kiểm tra, phân loại hàng hóa sẽ cần cường độ cao, lên đến 500 lux hoặc hơn.
5.3. Trong không gian nhà ở
Đa số các hệ thống đèn chiếu tại các gia đình hiện nay đều chưa đạt tiêu chuẩn. Bởi đây không phải là công việc quá dễ dàng mà ai cũng có thể thiết kế được. Ngoại trừ những gia đình có điều kiện về kinh tế họ sẽ thuê kiến trúc sư làm việc đó.
Thường thì tiêu chuẩn cường độ sáng của phòng ngủ >= 150 lux, phòng khách >= 400 lux, phòng bếp >= 600 lux, phòng học >= 700 lux và phòng tắm là khoảng 400 lux.